Chất bảo quản trong mỹ phẩm là thành phần quan trọng giúp sản phẩm có hạn sử dụng lâu dài. Nhưng thực hư việc chúng có thể gây hại cho da thế nào? Winlab sẽ giải đáp trong bài viết hôm nay.

Hiện nay, chất bảo quản chắc hẳn không quá xa lạ với chúng ta. Chúng hiện diện trong nhiều sản phẩm hàng ngày từ thực phẩm đến mỹ phẩm, dược phẩm,… Trong đó, chất bảo quản trong mỹ phẩm là chủ đề được nhiều người dùng, khách gia công mỹ phẩm quan tâm. Cùng tìm hiểu rõ hơn khái niệm về chất bảo quản, phân loại, liều lượng quy định của chúng,… trong bài viết hôm nay nhé.

1. Chất bảo quản là chất gì?

Chất bảo quản còn được gọi với từ tiếng Anh là Preservatives. Đây là một dạng chất (có thể là tổng hợp hay tự nhiên) được thêm vào các loại dược phẩm, thực phẩm, các mẫu phẩm sinh học, mỹ phẩm, sơn,… 

Sự có mặt của chất bảo quản sẽ giúp làm chậm hay ngăn ngừa sự hư hỏng trong sản phẩm. Nguyên nhân hư hỏng sản phẩm có thể do những thay đổi không mong muốn đối với mặt hóa học hay các vi sinh vật phát triển. Chất bảo quản có thể được dùng riêng lẻ hoặc kết hợp nhiều loại hóa chất có những tác dụng khác.

2. Phân loại các chất bảo quản trong mỹ phẩm

Chất bảo quản trong mỹ phẩm được phân thành hai loại gồm chất bảo quản tổng hợp và chất bảo quản tự nhiên. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn trong nội dung bên dưới.

2.1 Chất bảo quản tổng hợp

Chất bảo quản tổng hợp thường được dùng trong những sản phẩm thông thường. Tuy nhiên, cần cẩn trọng với những chất bảo quản loại này. Bởi nếu sử dụng lâu dài, chúng có thể gây bất lợi cho sức khỏe. Đối với các chất bảo quản tự nhiên, chất bảo quản tổng hợp có giá thành rẻ hơn nên chúng thường được sử dụng phổ biến hơn.

Các chất bảo quản tổng hợp được phép sử dụng với nồng độ cho phép vẫn đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, những ai có cơ địa, làn da nhạy cảm nên cẩn thận, cân nhắc kỹ khi dùng những sản phẩm có chất bảo quản tổng hợp. Bên dưới, Winlab sẽ giới thiệu một số loại chất bảo quản tổng hợp.

  • Parabens

Parabens là Este của một hóa chất tự nhiên là Axit Para -Hydroxybenzoic, có thể tìm thấy trong nhiều loại thực vật trái cây và thực vật. Paraben ít tốn kém, hoạt động rất tốt trong hầu hết các sản phẩm, mang lại hiệu quả cao với số lượng cực nhỏ và có khả năng chống lại hàng loạt các vi khuẩn. Đây là chất bảo quản được dùng trong nhiều loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân. Nó có hiệu quả nhất đối với nấm men, nấm mốc.

Parabens là một loại chất bảo quản trong mỹ phẩm
Parabens là một loại chất bảo quản tổng hợp
  • Formaldehyde

Chất bảo quản này có giá rẻ, phổ rộng. Formaldehyde được tìm thấy chủ yếu trong những sản phẩm sơn móng tay, duỗi tóc, một số nguyên liệu thô,… Formaldehyde được phép dùng trong mỹ phẩm với một lượng nhỏ.

  • Phenoxyethanol

Hoạt chất Phenoxyethanol chống lại hiệu quả vi khuẩn Gram dương và Gram âm và thường được kết hợp dùng với những chất bảo quản khác. Trong phạm vi pH từ 3 – 10, loại chất bảo quản này bị bất hoạt bởi những hợp chất Ethoxylated cao.

  • Triclosan

Triclosan là hợp chất Clo tổng hợp có đặc tính kháng khuẩn phổ rộng. Chất này được dùng phổ biến nhiều năm qua trong các sản phẩm kem đánh răng, xà phòng kháng khuẩn, mỹ phẩm, chất khử mùi,…

Chất bảo quản Triclosan

  • Methylisothiazolinone/ Methylchloroisothiazolinone

Đây là chất bảo quản được dùng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm gốc nước. Nó có hoạt tính chống nấm, nấm men và vi khuẩn.

  • EDTA và Sodium Phytate

Các chất này liên kết với những ion kim loại giúp ngăn ngừa các loại mỹ phẩm bị biến chất/hỏng. Nó có chức năng chính là loại bỏ kim loại để ngăn chúng làm vô hiệu hóa các chất bảo quản. Đây là sản phẩm phân huỷ sinh học, không gây mẫn cảm hay kích ứng da và thường được dùng trong mọi loại mỹ phẩm.

  • Caprylhydroxamic Acid

Chất này có khả năng chống nấm vô cùng hiệu quả và được dùng rất phổ biến. Nó có hiệu quả trong điều kiện độ pH trung bình. 

 2.2 Chất bảo quản tự nhiên

Các chất bảo quản tự nhiên được chiết xuất từ những thành phần tự nhiên như dầu Neem, mật ong, tinh dầu Anh Thảo,… Chất bảo quản tự nhiên gần như an toàn tuyệt đối với sức khỏe và làn da.

  • Acid hữu cơ

Acid hữu cơ có nhiều loại. Ví dụ Benzoic Acid được đánh giá là chất bảo quản an toàn trên toàn cầu. Nó chủ yếu được dùng để chống lại vi khuẩn Gram dương, chống nấm. Tuy nhiên, tác dụng của nó phụ thuộc khá lớn vào độ pH. 

Benzoic Acid là một loại Acid hữu cơ được dùng phổ biến
Benzoic Acid là một loại Acid hữu cơ được dùng phổ biến

Sorbic Acid là chất bảo quản trong mỹ phẩm, thực phẩm,… dùng phổ biến để ngăn chặn nấm men, nấm mốc phát triển.

  • Ethanol

Ethanol có thể thấy trong  sản phẩm gia công kem dưỡng da (5-10%). Khi sử dụng, chất này sẽ tự động bay hơi khỏi da. Các loại mỹ phẩm có hơn 20% Ethanol đóng vai trò như một chất tự bảo quản. Ví dụ trong Gel rửa tay có 65-75% Ethanol là sản phẩm có khả năng tự bảo quản tốt.

  • 1,2 Alkane Diols

EthylHexyl Glycerin, Caprylyl Glycol và 1,2-Hexanediol có nguồn gốc từ thực vật, ngũ cốc hoặc được tổng hợp. Chúng giảm liên kết trên thành tế bào các vi sinh vật, thúc đẩy phá hủy nhanh hơn, hoạt động rộng hơn.

1,3-Propanediol cũng có tác dụng tương tự với nguồn gốc từ dầu ngô lên men. Nó hoạt động tốt với gốc Phenoxyethanol và chất bảo quản tự nhiên, tăng hiệu quả bảo quản với gram âm và gram dương, nấm men, vi khuẩn âm tính và nấm mốc. 

  • Benzyl Alcohol

Benzyl Alcohol rất an toàn, không gây kích ứng da

Hợp chất này được dùng như một chất diệt khuẩn an toàn trong các sản phẩm mỹ phẩm. Benzyl Alcohol không gây độc hay kích ứng da.

Chất bảo quản Benzyl Alcohol

3. Tại sao cần dùng chất bảo quản? 

Các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm,… không bắt buộc phải vô trùng. Tuy nhiên chúng cần đảm bảo không chứa hàm lượng nấm mốc, nấm men, vi khuẩn làm giảm thời hạn sử dụng, gây ảnh hưởng tiêu cực cho người dùng. 

Sử dụng chất bảo quản trong mỹ phẩm, thực phẩm,… với nồng độ cho phép giúp làm chậm, ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc, nấm men. Điều này giúp sản phẩm không bị biến chất, hư hỏng hay trở nên nguy hại khi sử dụng.

4. Chất bảo quản có tốt không?

Việc dùng chất bảo quản là hoàn toàn hợp pháp và được phép sử dụng để đảm bảo thời hạn sử dụng, mức độ an toàn của sản phẩm. Các chất bảo quản cũng giúp sản phẩm ít bị tác động của thời tiết, môi trường, gây biến đổi màu sắc, oxy hóa, đổi mùi vị,…

Tuy nhiên, chất bảo quản được dùng bắt buộc phải là chất nằm trong danh mục được phép sử dụng. Đồng thời, nhà máy gia công mỹ phẩm phải tuân thủ hàm lượng chất bảo quản an toàn theo quy định.

5. Hàm lượng chất bảo quản cho phép trong mỹ phẩm

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành quy định về quản lý mỹ phẩm cùng Phụ lục VI kèm theo Hiệp định hòa hợp mỹ phẩm Asean. Theo đó, điều 14, điều 15 Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 có quy định việc sử dụng các chất bảo quản trong mỹ phẩm.

Hàm lượng chất bảo quản trong sản phẩm cần đảm bảo an toàn
Hàm lượng chất bảo quản trong sản phẩm cần đảm bảo an toàn

Nhìn chung, tổng hàm lượng tất cả các chất bảo quản có trong công thức mỹ phẩm không được phép vượt quá 1%. Tùy loại chất bảo quản sẽ có hàm lượng tối đa khác nhau.

6. Các chất bảo quản bị cấm trên thị trường

  • Paraben (nâm dẫn chất bao gồm: Benzylparaben, Isobutylparaben, Isopropylparaben, Phenylparaben và Pentylparaben).
  • Methylisothiazolinone (MIT).
  • Phenoxyethanol

7. Winab – Đơn vị gia công mỹ phẩm đạt chuẩn chất lượng

Winlab tự hào là một trong những đơn vị gia công mỹ phẩm Hàn Quốc nhất hiện nay. Winlab đạt chuẩn chất lượng CGMP. Công ty cam kết sử dụng các chất bảo quản trong danh mục được phép sử dụng, chất bảo quản tự nhiên với nồng độ cho phép, đảm bảo hiệu quả sản phẩm và an toàn khi sử dụng.

Chất bảo quản trong mỹ phẩm của Winlab là những nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên
chất bảo quản trong mỹ phẩm của Winlab là những nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên

Hy vọng sau bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn và có góc nhìn bao quát, khách quan hơn về chất bảo quản. Các chất bảo quản trong mỹ phẩm của Winlab là những nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, được nhập khẩu trực tiếp từ Thụy Sỹ, đảm bảo chất lượng, an toàn và được sử dụng hợp lý cho từng loại mỹ phẩm. Nhờ đó, sản phẩm luôn mang đến hiệu quả cao, duy trì bền bỉ thời hạn sử dụng.